x

Hoặc đăng nhập với

Thảo luận về việc tiêm chủng vaccine phòng COVID019 cho trẻ em

Cập nhật: 26/10/2021

Thảo luận về việc tiêm chủng vaccine phòng COVID019 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi của bộ Gái Dục & Đào Tạo với bộ Y Tế

Về việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi, theo đại diện Bộ GD&ĐT, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ thảo luận kỹ với Bộ Y tế để có hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Đối với việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi, Bộ Y tế đã có Công điện số 1675/CĐ-BYT đề nghị đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan lập kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình đã được Bộ Y tế hướng dẫn tại Công văn số 8688/BYT-DP. Căn cứ vào tình hình dịch COVID-19 tại địa phương và nguồn cung ứng vaccine để tổ chức tiêm chủng cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi theo đúng hướng dẫn.

Về phía ngành giáo dục đã có sự chuẩn bị thế nào trước vấn đề đang rất được quan tâm này, trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề - Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD&ĐT) cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về việc phối hợp với Bộ Y tế triển khai kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em 12 - 17 tuổi, Bộ GD&ĐT đã có chỉ đạo ngành Giáo dục các địa phương chủ động, sẵn sàng phối hợp tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho học sinh.

Cũng theo ông Đề, tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ thảo luận kỹ với Bộ Y tế để có hướng dẫn thực hiện cụ thể. Trong đó, đề nghị các cơ sở giáo dục thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động cha mẹ/người giám hộ của học sinh thấy rõ được tác dụng tích cực của công tác tiêm chủng trong phòng chống dịch COVID-19. Trách nhiệm phối hợp với nhà trường để đảm bảo an toàn cho các em khi tới trường, từ đó đồng ý cho học sinh được tiêm chủng.

Song song với đó, Bộ cũng đề nghị các cơ sở giáo dục rà soát, lập danh sách học sinh; phối hợp với ngành Y tế địa phương tổ chức tiêm chủng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tiêm chủng của học sinh.

Trong trường hợp nếu thực hiện tiêm chủng ở trường học thì các cơ sở giáo dục sẽ phối hợp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, cùng với ngành Y tế để tổ chức tốt các điểm tiêm cho học sinh theo kế hoạch của ngành Y tế.

TW và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur. Trong đó nêu rõ, mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương....

Phối hợp với Sở GD&ĐT rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 6 đến hết lớp 12. Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này không đi học thì phối hợp với chính quyền địa phương để lập danh sách. Tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với các địa bàn tổ chức được học tập trung tại trường)...

Tại TP.HCM đến chiều 25/10, theo kết quả khảo sát từ các trường THCS và THPT trên địa bàn, có 92,13% phụ huynh đồng ý tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 12 - 17 tuổi. Theo đó, toàn thành phố có 655.715/ 711.702 phụ huynh học sinh từ 12-17 tuổi đồng ý cho con em mình tiêm vaccine phòng COVID-19. Đặc biệt, tỉ lệ đồng thuận cao nhất là phụ huynh khối lớp 9.

Địa phương có tỉ lệ phụ huynh đồng thuận cao nhất là huyện Hóc Môn với 98,79%. Quận 7 là địa phương có tỉ lệ đồng thuận thấp nhất với 79,18%. Tại TP. Thủ Đức, địa phương có số học sinh 12-17 tuổi đông nhất TP.HCM với 92.171 học sinh, tỉ lệ phụ huynh đồng ý tiêm vaccine cho con em mình là 91,86%.

Theo Sức Khoe & Đời Sống

Tin mới cập nhật
Hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động như thế nào? Hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động như thế nào? Hệ thống tiêu hóa được thiết kế độc nhất vô nhị... 17:38 26/10/2021 Đại cương về Xương và Hệ Xương Định nghĩa và chức năng: Xương là những bộ phận rắn bên trong tạo thành một bộ khung vững chắc... 10:21 23/09/2021 Cấu tạo và chức năng của bộ não Não người. Bộ não người được bao bởi một lớp ngoài gọi là xương bản sọ, xương bản sọ kết hợp... 17:45 26/10/2021 Top 20 loại thực phẩm tốt cho hệ tim mạch cần lưu ý Top 20 loại thực phẩm tốt cho hệ tim mạch cần lưu ý. Bệnh tim là một trong những căn bệnh đáng sợ... 17:32 26/10/2021 Vai trò và chức năng của gan quan trọng như thế nào? Vai trò và chức năng của gan quan trọng như thế nào?. Trong cơ thể người, gan là cơ quan nội tạng... 17:40 26/10/2021 Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của dạ dày Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của dạ dày Dạ dày (còn gọi là bao... 17:49 26/10/2021 Xương chậu là gì và có chứng năng như thế nào? Xương chậu là gì và có chứng năng như thế nào?. Xương chậu hay còn được gọi là... 17:52 26/10/2021 Mắt cấu tạo và chức năng của mắt Mắt cấu tạo và chức năng của mắt. Mắt là một cơ quan có cấu tạo bên trong hết sức tinh vi trong... 17:55 26/10/2021

Trắc nghiệm

 

 

Điều dưỡng Hộ Sinh Dược Xét nghiệm Phục hồi chức năng
Đề kiểm tra Đề kiểm tra Đề kiểm tra Đề kiểm tra Đề kiểm tra
Đề thi học kì Đề thi học kì Đề thi học kì Đề thi học kì Đề thi học kì
Đề thi tốt nghiệp Đề thi tốt nghiệp Đề thi tốt nghiệp Đề thi tốt nghiệp Đề thi tốt nghiệp